Nguyên nhân hình thành
Một trong những sự tiến bộ của xã hội là tận dụng được những vật liệu tưởng chừng như không thể sử dụng, thứ mà chúng ta thường bỏ phí để tạo ra những sản phẩm chất lượng hoàn hảo.
Sự ra đời của gỗ ghép Tràm là một cải cách lớn của ngành gỗ nói riêng, và của toàn bộ ngành lâm nghiệp nói chung.
Trước đây, khi rừng nguyên sinh, rừng lâu năm còn nhiều, chúng ta dễ dàng khai thác bừa bãi, tận dụng gỗ để làm nguyên liệu chính trong sản xuất, những đầu mẩu thừa gần như chỉ để làm củi, hoặc băm ra làm dăm, viên nén.
Tuy nhiên, với sự sáng tạo không ngừng, con người đã biết tận dụng những đầu thừa, bào nhẵn, sử dụng keo để ghép lại thành 1 tấm ván ghép, gỗ ghép tràm cũng ra đời từ đó, và nhanh chóng trở thành một trong những nguyên liệu thiết yếu sản xuất đồ gỗ nội thất đảm bảo 3 yếu tố chính của sản xuất bao gồm: giá thành, chi phí nhân công, quy trình sản xuất.
Việc sử dụng gỗ ghép Tràm đã giúp những người thợ chính phân loại gỗ, xử lý những lỗi, bệnh mà cây Tràm mắc phải để cho ra những tấm ván ghép Tràm cực đẹp, xẻ theo quy cách phù hợp với khách hàng yêu cầu.
Vinamdf là đơn vị đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu sản xuất đồ gỗ nội thất và cũng đã trải qua rất nhiều những kinh nghiệm, được trau dồi những kiến thức từ cổ nhất cho tới hiện đại nhất, và cùng với đội ngũ kĩ thuật chúng tôi luôn tối ưu hóa sản xuất nhằm mang lại sản phẩm đạt chất lượng tối ưu, cùng giá thành hợp lý, kèm theo đó là những kiến thức tư vấn nhằm giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận những cách thức xử lý vật liệu một cách triệt để, hạn chế chi phí và tiết kiệm thời gian!
Những sản phẩm hiện hành
Do đặc thù về tính chịu lực của keo, của thanh ghép, của phôi nên thường gỗ ghép Tràm được làm các loại độ dày: 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm...
Gỗ ghép Tràm thường được làm theo quy cách 1220 x 2440 đối với hàng tiêu chuẩn xuất khẩu và quy cách 1200 x 2400 đối với tiêu chuẩn nội địa.
Keo ghép thì tùy theo từng thì trường mà chúng ta có loại keo riêng phù hợp: Keo E1, E2 đối với thị trường châu Âu, Châu Á, Keo CARB P2 đối với thị trường Mỹ, Keo F***, F****, đối với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc...
Phân loại gỗ ghép
Để phân loại gỗ ghép chúng ta có thể sử dụng 2 tiêu chí đó là mộng ghép và tiêu chuẩn bề mặt.
I. Phân loại theo mộng
1. Gỗ ghép Tràm mộng đứng: Hay còn gọi là mộng nổi, hoặc finger joint là loại gỗ ghép được ghép sao cho bề mặt khi đánh mộng răng cưa được nổi lên trên bề mặt tấm ván.
2. Gỗ ghép Tràm mộng nằm: Hay còn gọi là mộng chìm, hoặc finger butt joint là loại gỗ ghép được ghép sao cho mộng răng cưa dấu đi, bề mặt chỉ có thanh ghép ngang. (Loại này được phổ biến rộng rãi đối với gỗ ghép Tràm)
II. Phân loại dựa theo bề mặt
Theo bề mặt thì gỗ ghép Tràm thường được phân làm một vài loại cơ bản bao gồm: AA, AB, AC, BC, CC được ghép từ tiêu chuẩn A, B, C của mỗi loại mặt. Tùy theo từng đơn vị sản xuất hoặc từng đơn của khách mà những tiêu chuẩn này được gọi tên hoặc quy định khác nhau. Đối với Vinamdf tiêu chuẩn được phân loại như sau:
Tiêu chuẩn A: Mặt gỗ không có mắt chết, mắt sống cho phép từ 3-7 nốt/ tấm không quá 3 nốt /m2, tỉ lệ dác từ 5-12%
Tiêu chuẩn B: Mặt gỗ cho phép có mắt sống, có một số mắt chết nhỏ, không quá 3 mắt chết/m2, tỉ lệ dác từ 12-30%
Tiêu chuẩn C: Hàng này thì không có nhiều do loại từ A->B->C nên tựu chung hàng C là loại từ A và B mà không đưa ra tiêu chuẩn cụ thể cho mắt, dác...
Việc ghép giữa các loại mặt của 2 tấm ván tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng. Thông thường, hàng AA được sử dụng để xuất khẩu, hàng AB, AC, BC được sử dụng nội địa.
III. Những điều quan tâm khi mua gỗ ghép Tràm
Thường khi khách mua hàng gỗ ghép Tràm thường có một vài điều quan tâm đó là độ ẩm, bản rộng thanh ghép, tỉ lệ lệch thanh ghép và độ hở mối nối.
Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất đối với dòng hàng của mình vui lòng liên hệ trực tiếp Vinamdf để được tư vấn chuyên sâu và cụ thể nhất.
Nguồn: Vinamdf.com
Từ khóa: Gỗ ghép tràm 12mm, Gỗ ghép tràm 15mm, Gỗ ghép tràm 18mm, Gỗ ghép tràm 20mm, Gỗ ghép tràm 25mm, Gỗ ghép tràm 17mm
- Tiêu chuẩn TSCA Title VI (Toxic Substances Control Act) (14.08.2017)
- Những cách ghép mặt veneer (28.07.2017)
- Đôi nét về MDF E1 (31.05.2017)
- So sánh MDF E1 và CARB P2 (31.05.2017)
- Thermally Wood - Gỗ gia nhiệt (21.03.2017)
- Tổng hợp tên tiếng Anh các loại gỗ (08.03.2017)
- MDF E2, MDF CARB P2 (24.11.2016)
- Veneer là gì? (13.09.2016)
- Tên tiếng anh các loại gỗ (08.09.2016)
- So sánh CARB P2 và E2 (16.08.2016)