Gỗ ghép - Những yếu tố lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu
Như ở bài viết trước, Vinamdf đã đề cập tới những yếu tố kĩ thuật cơ bản trong việc ghép gỗ, từ cách ghép mộng đứng, hay mộng nằm và những ưu nhược điểm của từng loại.
Hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào kĩ thuật ghép gỗ làm sao để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ...
Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc ghép gỗ?
1. Chất lượng phôi:
Điều đương nhiên là gỗ ghép thì chất lượng phôi phải đạt tiêu chuẩn. Phôi gỗ cần phải được kiểm soát kĩ từ đầu vào, kiểm soát chất lượng trước và sau bào. Ở công đoạn ra phôi, sau bào 4 mặt, có ít nhất 1 QC lành nghề, có đôi bàn tay cho cảm giác thật tốt để kiểm phôi, đối với những phôi không đạt chất lượng sẽ bị loại ở khâu này để tránh gây ảnh hưởng chất lượng khi ghép gỗ.
2. Độ ẩm
Khi tìm tới Vinamdf các khách hàng đều có những câu chuyện của riêng mình, một vài đơn vị làm hàng sau khi hoàn tất, QC tại Việt Nam đã kiểm tra rất kĩ, tuy nhiên sang tới Hàn Quốc thì các mặt bàn đều bị nứt gây không ít phiền toái cho các bên liên quan. Hay có những đơn vị chuyên xuất nhập khẩu, đặt hàng ở nhiều nơi tuy nhiên sau khi sang tới những nước có nhiệt độ chênh lệch cao lại cũng bị tình trạng tương tự.
Câu trả lời mấu chốt là độ ẩm của gỗ. Đặc thù gỗ ghép được ghép bởi nhiều thanh khác nhau, mỗi một vị trí của cây gỗ cho một loại chất lượng hoàn toàn khác nhau. Và ngay cả khi cùng sấy trong một lò mỗi thanh gỗ cũng cho độ ẩm khác nhau.
Quá trình kiểm soát độ ẩm của những QC lành nghề đòi hỏi kiểm soát rất nghiêm ngặt, độ ẩm phải đạt độ đồng đều gần như tối đa để bảo đảm cho gỗ sau ghép có cùng độ biến dạng không gây nứt gỗ.
3. Keo
Việc đổ thừa qua lại trong sản xuất cho các khâu hay những bộ phận liên quan như do máy móc, hay do nhân công, hay do keo là chuyện thường nhật ở các doanh nghiệp gỗ Việt. Vậy việc kiểm soát đầu vào chặt chẽ của những yếu tố này đều góp phần không nhỏ trong việc tăng năng suất và đảm bảo chất lượng.
Có thể nói chất lượng từ Nhật Bản luôn luôn mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Bằng việc liên kết chặt chẽ với những doanh nghiệp keo hàng đầu Nhật Bản như Konishi hay Koyo, Vinamdf luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng.
4. Nhân lực
Như đã nói ở trên, nhân lực chất lượng cao trong những khâu quan trọng là yếu tố tiên quyết để có thể cho ra một sản phẩm gỗ ghép tốt.
Hiện ở Việt Nam nguồn nhân lực chất lượng cao ngành ghép gỗ đang thiếu hụt trầm trọng, và chính sách đãi ngộ cho vj trí nhân lực này cũng chưa thực sự thu hút để tạo ra tính hấp dẫn cho người lao động Việt Nam thực sự đào sâu nghiên cứu và thực hành để trở nên thành thạo, lành nghề.
5. Vùng nguyên liệu
Đặc thù này nhiều đơn vị sản xuất gỗ ghép tại nước ta chưa có sự quan tâm thực sự đúng đắn, phần đa các doanh nghiệp gỗ ghép chủ yếu làm manh nha, thu mua nguyên liệu phụ thuộc theo thị trường chứ chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trồng rừng và khai thác gỗ cũng như doanh nghiệp sản xuất gỗ ghép để tạo nên những vùng nguyên liệu chuyên biệt.
Việc phân vùng nguyên liệu giúp ích rất nhiều cho việc kiểm soát chất lượng đầu vào của gỗ, hạn chế việc bị thương lái làm giá, tạo nguồn cung sẵn có đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất.
Nguồn: Vinamdf
Từ khóa: gỗ ghép, gỗ ghép tràm, tràm ghép, tràm 12mm, tràm 15mm, tràm 18mm, tràm 20mm, tràm 25mm, ván ghép tràm, ván tràm finger, ván tràm, ván tràm ghép.
- Tre ghép thanh lối đi nào cho doanh nghiệp Việt (29.10.2017)
- Ván ghép tre, hướng đi cho cây của người Việt (14.10.2017)
- Gỗ ghép, công năng đến từ những kĩ thuật bình dân (10.10.2017)
- Tiêu chuẩn TSCA Title VI (Toxic Substances Control Act) (14.08.2017)
- Những cách ghép mặt veneer (28.07.2017)
- Đôi nét về MDF E1 (31.05.2017)
- So sánh MDF E1 và CARB P2 (31.05.2017)
- Thermally Wood - Gỗ gia nhiệt (21.03.2017)
- Tổng hợp tên tiếng Anh các loại gỗ (08.03.2017)
- MDF E2, MDF CARB P2 (24.11.2016)